Truyện Ngắn Ngô Tất Tố # Mobile, Tuyển Tập Truyện Ngắn Ngô Tất Tố

Ngô Tất Tố (1894 – 20 tháng 4 năm 1954) là một nhà văn, nhà báo, nhà Nho học và nghiên cứu có ảnh hưởng ở Việt Nam giai đoạn trước 1954.

Đang xem: Truyện ngắn ngô tất tố

Nhà văn giao thời

Ngô Tất Tố là một nhà nho lão thành, thấm sâu nền văn hóa cũ, từng mang lều chõng đi thi, từng đỗ đạt. Trong hồi ký Bốn mươi năm nói láo, nhà văn Vũ Bằng (1913-1984), có thời gian cùng làm việc với Ngô Tất Tố, từng kể lại là ở ông có chất thầy đồ cổ lỗ đến như thế nào. Tuy nhiên, Ngô Tất Tố không hoàn toàn là một người lạc hậu, nhất là trong những tác phẩm của ông. Nhà phê bình Vương Trí Nhàn nhận xét: “Trong khi về mặt tính cách, người ta thấy Ngô Tất Tố gắn liền với lớp người trưởng thành từ đầu thế kỷ (thế kỷ 20) (những Phan Kế Bính, Nguyễn Trọng Thuật, Phạm Duy Tốn…) thì tác phẩm của ông lại thường được xếp cạnh tác phẩm Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng nghĩa là thuộc về một giai đoạn chín đẹp của thế kỷ này, những năm 30 huy hoàng”.

Tính chất giao thời trong ngòi bút của Ngô Tất Tố thể hiện rõ nét trong tác phẩm Lều chõng. Tiểu thuyết này được đăng tải dần trên báo Thời vụ từ năm 1939 và sau đó được xuất bản thành sách năm 1941. Lều chõng ra đời trong bối cảnh đang dấy lên phong trào phục cổ, kêu gọi trở lại với nền văn hóa giáo dục cũ, những giá trị tinh thần và tôn ti trật tự của giáo lý Khổng Mạnh, những tập tục cũ ở nông thôn, trên quan trường và ở các gia đình phong kiến.

Lều chõng ghi lại một thiên phóng sự tiểu thuyết về chế độ giáo dục và khoa cử phong kiến trong những ngày cuối cùng, dưới triều Nguyễn, miêu tả tấn bi kịch của những nhà nho có tài trong xã hội phong kiến và được coi là lời chỉ trích sâu sắc những tồn tại của nền văn hóa cũ. Trong lời giới thiệu Lều chõng (nhà xuất bản Văn học, 2002), có đoạn: “Tác phẩm của Ngô tất Tố như một lời cải chính, hơn thế, một bản tố cáo chế độ khoa cử lỗi thời và thấp thoáng sau mỗi chương, mỗi hàng chữ là một nụ cười chế giễu, có khi là tiếng cười ra nước mắt”.

Xem thêm: Tải Bài Thu Hoạch Bồi Dưỡng Thường Xuyên Thpt Module 2, Bài Thu Hoạch Bồi Dưỡng Thường Xuyên Thpt

Tuy nhiên, Lều chõng không chỉ mang ý nghĩa phê phán. Vương Trí Nhàn nhận xét: “Mặc dù sự khuôn phép trong thi cử được miêu tả trong Lều chõng như một cái gì cực kỳ vô lý, song trong cái khung tưởng rất chật hẹp đó, nhân vật Đào Vân Hạc… vẫn thanh thoát tự do trong cách sống”, cho thấy “cái nhìn lưu luyến với quá khứ” của chính Ngô Tất Tố. Hơn thế, đó không phải chì là sự tiếc thương xoàng xĩnh, nó cho thấy “sự cắt đứt của Ngô Tất Tố, mà cũng là của nhiều người đương thời, với quá khứ, sự thích ứng với hoàn cảnh mới, nền văn hoá mới, là quyết liệt, song cũng là có tình có lý đến như thế nào”.

Sự thích ứng của Ngô Tất Tố đã mang đến những kết quả rõ rệt trên con đường văn nghiệp của ông. Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan nhận xét về sự thay đổi ở Ngô Tất Tố: “ông vào số những nhà Hán học đã chịu ảnh hưởng văn học Âu Tây và được người ta kể vào hạng nhà nho có óc phê bình, có trí xét đoán có tư tưởng mới” (Nhà văn hiện đại). Tóm lại, qua những trang viết của mình, Ngô Tất Tố cho thấy ông là đại diện tiêu biểu cho những thay đổi của một lớp người trí thức trong giai đoạn giao thời, sự dung hòa tương thích giữa nền văn hóa mới và cũ.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách In Phao Thi Trong Word, Hướng Dẫn Cách In Tài Liệu Trong Word

Tác phẩm

Ngô Việt Xuân Thu (dịch, 1929)Hoàng Hoa Cương (dịch, 1929)Vua Hàm Nghi với việc kinh thành thất thủ (truyện ký lịch sử, 1935)Đề Thám (truyện ký lịch sử, viết chung, 1935)Tập án cái đình (Phóng sự,1939)Thơ và tình (dịch thơ Trung Quốc, 1940)Đường thi (sưu tầm, chọn và dịch, 1940)Thi văn bình chú (tuyển chọn, giới thiệu, 1941)Văn học đời Lý (tập I) và Văn học dời Trần (tập II) (trong bộ Việt Nam văn học) (nghiên cứu, giới thiệu, 1942)Lão Tử (biên soạn chung, 1942)Mặc Tử (biên soạn, 1942)Hoàng Lê nhất thống chí (dịch, tiểu thuyết lịch sử, báo Đông Pháp, 1942)Suối thép (dịch, tiểu thuyết, 1946)Trước lửa chiến đấu (dịch, truyện vừa, 1946)Trời hửng (dịch, truyện ngắn, 1946)Duyên máu (dịch, truyện ngắn, 1946)Doãn Thanh Xuân (dịch, truyện ngắn, 1946-1954)Địa dư các nước châu Âu (biên soạn chung với Văn Tân, 1948)Địa dư các nước châu Á, châu Phi (biên soạn chung với Văn Tân, 1949)Địa dư Việt Nam (biên soạn, 1951)Nữ chiến sĩ Bùi Thị Phác (kịch bản chèo, 1951).Đóng góp (kịch, 1951)Kinh dịch (chú giải, 1953)Ngô Tất Tố và tác phẩm (tuyển tập, 2 tập, Nhà xuất bản Văn học, 1971, 1976)Ngô Tất Tố – Toàn tập (5 tập, Nhà xuất bản Văn học, 1996)Ngô Tất Tố – Toàn tập, bộ mới (dự kiến 30 tập, Nhà xuất bản Hội nhà văn – Công ty văn hóa Phương Nam, 2005)

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *