Khai trừ Đảng người đòi thực hiện thể chế “tam quyền phân lập”
MỤC LỤC VĂN BẢN

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ——- |
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ————— |
Số: 102-QĐ/TW |
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2017 |
QUY ĐỊNH
XỬ LÝ KỶ LUẬT ĐẢNG VIÊN VI PHẠM
– Căn cứ Điều lệ Đảng; Quy chế làmviệc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XII;
Bộ Chính trị quy định về xử lý kỷluật đảng viên vi phạm như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi,đối tượng
1- Quy định này quy định nội dung viphạm và hình thức kỷ luật đối với đảng viên vi phạm Cương lĩnh chính trị, Điềulệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Đảng,pháp luật của Nhà nước, điều lệ, nghị quyết, quy định của Mặt trận Tổ quốc vàcác đoàn thể chính trị – xã hội, cơ quan, đơn vị. Trường hợp đảng viên vi phạmnhững nội dung chưa có trong Quy định này thì căn cứ vào quy định của Điều lệ Đảng,pháp luật của Nhà nước và vận dụng Quy định này để xử lý kỷ luật cho phù hợp.
Đang xem: Quyết định kỷ luật đảng viên
2- Đảng viên saukhi chuyển công tác, nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện vi phạm vẫn phải xemxét, kết luận; nếu vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì phải thi hành kỷluật theo đúng quy định của Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước và những nộidung nêu trong Quy định này.
Điều 2. Nguyên tắcxử lý kỷ luật
1- Tất cả đảng viên đều bình đẳng trướckỷ luật của Đảng. Đảng viên ở bất cứ cương vị nào, nếu vi phạm kỷ luật của Đảngđều phải được xem xét, xử lý kỷ luật nghiêm minh, kịp thời.
2- Việc thi hành kỷ luật đảng viên viphạm phải thực hiện đúng phương hướng, phương châm, nguyên tắc, thủ tục và thẩmquyền theo quy định của Điều lệ Đảng, quy định, hướng dẫn của Ban Chấp hànhTrung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
3- Khi xem xét, xửlý kỷ luật đảng viên vi phạm, phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, táchại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếpthu phê bình và sửa chữa, khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra, mụctiêu, yêu cầu của việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng.
Trong xử lý kỷ luật, phải kết hợp xemxét kết quả tự phê bình và phê bình với kết quả thẩm tra, xác minh của tổ chứcđảng để bảo đảm kết luận dân chủ, khách quan, trung thực,đầy đủ, chính xác. Cần làm rõ nguyên nhân, phân biệt sai lầm,khuyết điểm của đảng viên do trình độ, năng lực hoặc động cơ vì lợi ích chunghay vì lợi ích cá nhân, cục bộ mà cố ý làm trái; vi phạm nhất thời hay có hệ thống;đã được giáo dục, nhắc nhở, ngăn chặn nhưng vẫn làm trái; ý thức tự phê bình vàphê bình kém, không tự giác nhận lỗi, không bồi hoàn vật chất đầy đủ, kịp thời;có hành vi đối phó, gây khó khăn, trở ngại cho việc kiểm tra; phân biệt đảngviên khởi xướng, tổ chức, quyết định với đảng viên bị xúi giục, lôi kéo, đồng tình làm sai.
4- Hình thức kỷ luật: Đối với đảngviên chính thức gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ; đối với đảngviên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.
Đảng viên vi phạm đến mức khai trừthì phải khai trừ, không áp dụng hình thức xóa tên; cấp ủyviên vi phạm đến mức cách chức thì phải cách chức, không cho thôi giữ chức; đảngviên dự bị vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo, không đủ tư cách thì xóa têntrong danh sách đảng viên.
5- Đảng viên vi phạmpháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải truy cứu trách nhiệmhình sự, không “xử lý nội bộ”; bị tòa án tuyên phạt từ hình phạt cảitạo không giam giữ trở lên thì phải khai trừ; nếu bị xử phạt bằng hình phạt thấphơn cải tạo không giam giữ hoặc được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, bị xửphạt hành chính thì tùy nội dung, mức độ, tính chất, tác hại, nguyên nhân vi phạmvà các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ mà xem xét, thi hành kỷ luật đảng mộtcách thích hợp.
6- Kỷ luật đảng không thay thế kỷ luậthành chính, kỷ luật đoàn thể và các hình thức xử lý của pháp luật. Đảng viên bịthi hành kỷ luật về Đảng thì cấp ủy quản lý đảng viên đó phải kịp thời chỉ đạohoặc đề nghị ngay các tổ chức nhà nước, đoàn thể chính trị – xã hội có thẩm quyền,trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyếtđịnh kỷ luật về Đảng, phải xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính, đoàn thể (nếu có) theo quy định của cơ quan nhà nước và điềulệ của đoàn thể.
Khi các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổquốc, đoàn thể chính trị – xã hội đình chỉ công tác, khởi tố bị can hoặc thihành kỷ luật đối với cán bộ, hội viên, đoàn viên là đảng viên thì phải thôngbáo ngay bằng văn bản cho tổ chức đảng quản lý đảng viên đó biết. Chậm nhất là30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo, tổ chức đảng quản lý đảngviên phải xem xét, xử lý kỷ luật về Đảng.
7- Một nội dung vi phạm chỉ bị xử lýkỷ luật một lần bằng một hình thức kỷ luật. Trong thời điểm kiểm tra, xem xét xửlý vụ việc, nếu đảng viên có từ hai nội dung vi phạm trở lên thì xem xét, kếtluận từng nội dung vi phạm và quyết định chung bằng một hình thức kỷ luật;không tách riêng từng nội dung vi phạm của đảng viên để xửlý kỷ luật nhiều lần với các hình thức kỷ luật khác nhau.
8- Trong cùng một vụ việc có nhiều đảngviên vi phạm thì mỗi đảng viên đều phải bị xử lý kỷ luật về nội dung vi phạm củamình.
9- Tổ chức đảng có thẩm quyền khi thihành kỷ luật oan, sai đối với đảng viên phải chủ động thay đổi hoặc hủy bỏ quyết định đó; nếu tổ chức đảng đã quyết định kỷ luật đốivới đảng viên mà tổ chức đảng đó có vi phạm trong việc xem xét, xử lý kỷ luật đếnmức phải kỷ luật thì cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy cấp trên xem xét, quyết định.
10- Sau một năm, kể từ ngày công bốquyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật (trừ quyết địnhkỷ luật khai trừ), nếu đảng viên không khiếu nại, không tái phạm hoặc không cóvi phạm mới đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định kỷ luật đương nhiên hếthiệu lực.
11- Không được luân chuyển, bổ nhiệm, phong, thăng quân hàm; phong, tặng, công nhận các danh hiệucủa Đảng và Nhà nước đối với đảng viên đang được tổ chức đảng có thẩm quyền xemxét, thi hành kỷ luật.
Điều 3. Thời hiệuxử lý kỷ luật
1- Thời hiệu xửlý kỷ luật về Đảng là thời hạn được quy định trong Quy định này mà khi hết thờihạn đó thì đảng viên có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật.
a) Thời hiệu xử lý kỷ luật đảng đượcquy định như sau:
– 5 năm đối với những hành vi vi phạmđến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách.
– 10 năm đối với những hành vi vi phạmđến mức phải kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức.
b) Thời hiệu xửlý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm. Nếu trong thời hạn xử lýkỷ luật được quy định tại Điểm a Khoản này, đảng viên có hành vi vi phạm mớithì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm thựchiện hành vi vi phạm mới.
2- Không áp dụng thời hiệu xử lý kỷluật đảng đối với những hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thứckhai trừ; vi phạm về chính trị nội bộ; về an ninh, quốc phòng, đối ngoại có xâmhại đến lợi ích quốc gia và việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp.
Điều 4. Nhữngtình tiết giảm nhẹ, tăng nặng mức kỷ luật đảng
1- Những trường hợp vi phạm có mộthoặc một số tình tiết sau được xem xét giảm nhẹ mức kỷ luật:
a) Chủ động báo cáo vi phạm của mìnhvới tổ chức, tự giác nhận khuyết điểm, vi phạm trước khi bị phát hiện.
b) Chủ động báo cáo, cung cấp thôngtin, phản ánh đầy đủ, trung thực về những người cùng vi phạm.
c) Chủ động khắc phục hậu quả vi phạmvà tích cực tham gia ngăn chặn hành vi vi phạm; tự giác bồi thường thiệt hại,khắc phục hậu quả do mình gây ra.
d) Vi phạm do nguyên nhân khách quanhoặc do bị ép buộc nhưng đã chủ động báo cáo với tổ chức.
đ) Vi phạm do phải thực hiện chủtrương, quyết định, mệnh lệnh sai trái của cấp trên.
2- Những trường hợp vi phạm có mộthoặc một số tình tiết sau phải xem xét tăng nặng mức kỷ luật:
a) Đã được tổ chức, cá nhân có thẩmquyền giáo dục, nhắc nhở mà không sửa chữa.
b) Quanh co, che giấu hoặc không tựgiác nhận khuyết điểm, vi phạm.
c) Bao che cho người cùng vi phạm;trù dập, trả thù người đấu tranh, tố cáo vi phạm hoặc người cung cấp chứng cứvi phạm.
d) Cung cấp thông tin, báo cáo sai sựthật; ngăn cản người khác cung cấp chứng cứ vi phạm; sửa chữa, tiêu hủy chứng cứ,lập hồ sơ, chứng cứ giả.
đ) Đối phó, cản trở, gây khó khăn, trởngại trong quá trình kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểmtoán, điều tra, thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ vi phạm.
e) Vi phạm do lợi dụng tình trạng khẩncấp, thiên tai, thực hiện chính sách xã hội và an ninh, quốc phòng.
g) Vi phạm gây thiệt hại về vật chấtphải bồi hoàn nhưng không bồi hoàn, không khắc phục hậu quả.
h) Vi phạm nhiều lần, có hệ thống, bịxử lý kỷ luật nhiều lần.
i) Vi phạm có tổ chức; là người chủmưu, khởi xướng hành vi vi phạm.
k) Ép buộc, vận động, tổ chức, tiếptay cho người khác cùng vi phạm.
l) Ép buộc, hướng dẫn hoặc tạo điềukiện cho người khác tạo lập tài liệu, hồ sơ, chứng cứ giả; che giấu, sửa chữa, tiêu hủy chứng cứ, hồ sơ, tài liệu.
Điều 5. Các trườnghợp chưa xem xét, xử lý kỷ luật và không xử lý kỷ luật
1- Đảng viên viphạm đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang mắc bệnh hiểm nghèo hoặcđang mất khả năng nhận thức, bị ốm nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện đượccơ quan y tế có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (từ cấp huyện trở lên)xác nhận thì chưa xem xét, xử lý kỷ luật.
2- Đảng viên viphạm đã qua đời, tổ chức đảng xem xét, kết luận, không xử lý kỷ luật, trừ trườnghợp đảng viên đó vi phạm kỷ luật đặc biệt nghiêm trọng.
Điều 6. Giảithích từ ngữ
1- Đảng viên vi phạm: Là việc đảngviên không tuân theo hoặc làm trái Cương lĩnh chính trị,Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế, kết luận củaĐảng, pháp luật của Nhà nước, điều lệ, quy định của Mặt trận Tổ quốc và cácđoàn thể chính trị – xã hội mà đảng viên là thành viên.
2- Cố ý vi phạm: Là việc đảng viên đãđược thông báo, phổ biến, biết về quy định của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước, đã nhận thức được hành vi của mình là vi phạm nhưng vẫn thực hiện.
3- Vô ý vi phạm: Là việc đảng viênkhông nhận thức được hành vi của mình có thể gây ra hậu quảnên đã vi phạm hoặc tuy ý thức được hậu quả về hành vi của mình nhưng vì quá tựtin cho rằng hậu quả sẽ không xảy ra nên dẫn đến vi phạm.
4- Tái phạm: Là việc đảng viên vi phạmđã được kiểm điểm rút kinh nghiệm hoặc đã bị xử lý kỷ luật nhưng lại vi phạm nộidung đã được kiểm điểm hoặc bị xử lý.
5- Hậu quả do hành vi vi phạm của đảngviên gây ra:
a) “Vi phạm gây hậu quả ítnghiêm trọng” là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại không lớn, làm ảnhhưởng xấu đến uy tín của bản thân và tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị nơi đảngviên sinh hoạt, công tác.
b) “Vi phạm gây hậu quả nghiêmtrọng” là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, gây dư luận xấu trongcán bộ, đảng viên và nhân dân, làm giảm uy tín của bản thân và tổ chức đảng, Cơquan, đơn vị nơi đảng viên sinh hoạt, công tác.
c) “Vi phạm gây hậu quả rấtnghiêm trọng” là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, gây dư luậnxấu, rất bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm mất uy tín của bảnthân và tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị nơi đảng viên sinh hoạt, công tác.
d) “Vi phạm gây hậu quả đặc biệtnghiêm trọng” là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi ảnh hưởng rộng, gây phẫn nộ trong cán bộ, đảng viên và nhândân, làm mất tư cách của đảng viên và vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng hoặcgây thiệt hại lớn về tài sản, sức khỏe,tính mạng của người khác.
6- Thiếu trách nhiệm: Là việc đảngviên thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao không đầy đủ; không thực hiệnđúng nguyên tắc, chế độ, thủ tục, quy trình, quy phạm; không đúng tiêu chuẩn,điều kiện hoặc thời gian theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước vềcông việc cụ thể đó.
7- Buông lỏng quản lý: Là việc đảngviên có trách nhiệm lãnh đạo, quản lý nhưng không thực hiện đúng chức năng, nhiệmvụ, quyền hạn của mình, không chấp hành quy định của cấp trên; không ban hànhcác quyết định, quy chế, quy định, quy trình; không có chủ trương, biện pháplãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoặc đôn đốc, kiểm tra, giám sát, kiểmsoát việc thực hiện thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý.
Chương II
VI PHẠM VỀ CHÍNHTRỊ VÀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC, SINH HOẠT ĐẢNG
Điều 7. Vi phạm vềquan điểm chính trị và chính trị nội bộ
1- Đảng viên vi phạm một trong cáctrường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷluật bằng hình thức khiển trách:
a) Bị người khác xúi giục, lôi kéo,mua chuộc mà có hành vi nói, viết, lưu trữ, tán phát, xuất bản, cung cấp thôngtin, tài liệu, hiện vật có nội dung trái với đường lối, quan điểm của Đảng,pháp luật của Nhà nước.
b) Phụ họa, adua theo những quan điểm trái với quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởngHồ Chí Minh, đường lối của Đảng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;thiếu trách nhiệm trong đấu tranh chống biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, chống diễn biến hòa bình.
c) Có biểu hiện dao động, giảm sút niềmtin vào sự lãnh đạo của Đảng, không thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức vàsinh hoạt đảng.
d) Không trung thực trong khai lý lịch,lịch sử bản thân và bổ sung lý lịch đảng viên.
2- Trường hợp đã bị xử lý kỷ luậttheo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạmmột trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
a) Bị xúi giục, dụ dỗ hoặc do nhận thứckhông đúng mà nói, viết, làm trái hoặc không thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điềulệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế, kết luận của Đảng,pháp luật của Nhà nước; làm những việc mà pháp luật không cho phép.
b) Xúi giục, kích động, ép buộc ngườikhác nói, viết, lưu giữ, tán phát, xuất bản, cung cấp những thông tin, tài liệu,hiện vật có nội dung trái Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉthị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
c) Bị dụ dỗ, lôi kéo hoặc bị cưỡng éptham gia các đảng phái, tổ chức chính trị hoạt động trái phép.
3- Trường hợp vi phạm quy định tạiKhoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọnghoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Cố ý nói, viết có nội dung xuyên tạclịch sử, xuyên tạc sự thật, phủ nhận vai trò lãnh đạo và thành quả cách mạng củaĐảng và dân tộc.
b) Phản bác, phủ nhận chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nguyên tắc tập trung dân chủ, nền dân chủ xã hộichủ nghĩa, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường định hướngxã hội chủ nghĩa; đòi thực hiện thể chế “tam quyềnphân lập”, “xã hội dân sự”, “đa nguyên, đa đảng”.
c) Cố ý đưa thông tin sai lệch, xuyêntạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; bôi nhọ lãnh tụ, lãnh đạo Đảng,Nhà nước; truyền thống của dân tộc, của Đảng và Nhà nước.
d) Lợi dụng dân chủ, nhân quyền, dântộc, tôn giáo hoạt động gây nguy hại đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xãhội.
đ) Móc nối, cấu kết với các thế lựcthù địch, phản động và các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị để truyền bá tư tưởng,quan điểm đối lập; vận động, tổ chức, tập hợp lực lượng để chống phá Đảng vàNhà nước.
e) Hoạt động trong các đảng phái, tổchức chính trị phản động.
g) Kích động tư tưởng bất mãn, bất đồngchính kiến, chống đối trong nội bộ. Lợi dụng và sử dụng các phương tiện thôngtin, truyền thông, mạng xã hội để nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, vai tròlãnh đạo của Đảng.
h) Tác động, lôi kéo, định hướng dưluận xã hội không theo đường lối của Đảng.
i) Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảngđối với lực lượng vũ trang; đòi “phi chính trị hóa” quân đội và công an; xuyên tạc đường lối quốc phòngtoàn dân và an ninh nhân dân.
k) Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảngđối với báo chí, văn học – nghệ thuật. Sáng tác, quảng bá những tác phẩm vănhóa, nghệ thuật lệch lạc, bóp méo lịch sử, hạ thấp uy tín của Đảng và các đồngchí lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Điều 8. Vi phạmnguyên tắc tập trung dân chủ
1- Đảng viên vi phạm một trong cáctrường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Thiếu tráchnhiệm trong việc chấp hành nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế,kết luận của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
b) Bị kích động, xúi giục, mua chuộc,lôi kéo, cưỡng ép tham gia các hoạt độnggây mất dân chủ, mất đoàn kết nội bộ.
c) Bị xúi giục,lôi kéo vào những việc làm trái nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; vi phạmquy chế dân chủ, quy chế làm việc của cấp ủy, tổ chức đảng, các quy định của cơquan, tổ chức, đơn vị nơi công tác.
d) Đe dọa trảthù, trù dập người chất vấn, góp ý, phê bình, tố cáo mình dưới mọi hình thức.
đ) Không chấp hành chế độ báo cáo, chếđộ thông tin và trả lời chất vấn theo quy định của Đảng và Nhà nước.
2- Trường hợp đã bị xử lý kỷ luậttheo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạmmột trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hìnhthức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
a) Lợi dụng chứcvụ, quyền hạn để phủ quyết ý kiến của đa số thành viên khi thông qua nghị quyết,chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế, kết luận thuộc thẩm quyền của tập thể.
b) Tham gia hoặc xúi giục, cưỡng épngười khác tham gia các hoạt động chia rẽ, cục bộ gây mất đoàn kết nội bộ.
c) Lừa dối cấp trên, báo cáo sai,xuyên tạc sự thật; che giấu khuyết điểm, vi phạm của bản thân, của người kháchoặc của tổ chức; tạo thành tích giả; cơ hội, kèn cựa, địa vị, độc đoán, chuyênquyền.
d) Cục bộ, bè phái, độc đoán, chuyênquyền trong chỉ đạo, điều hành dẫn đến vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ.
đ) Ban hành văn bản hoặc có việc làmtrái với nghị quyết, quyết định, quy định, quy chế, kết luận của cấp ủy, tổ chứcđảng.
e) Lợi dụng tập trung dân chủ để vậnđộng cá nhân, chi phối tập thể, quyết định theo ý chí chủ quan làm lợi cho cánhân, người thân, phe nhóm, dòng họ.
g) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trấnáp cấp dưới, trù dập người có ý kiến thuộc về thiểu số hoặc trái với ý kiến củamình.
h) Không chấp hành các quyết địnhlãnh đạo, chỉ đạo, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của tổ chứcđảng cấp trên và cấp mình.
i) Cố ý nói và làm trái nghị quyết,quyết định, kết luận đã được tập thể thống nhất thông qua.
3- Trường hợp vi phạm quy định tạiKhoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọnghoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Vô tổ chức, vô kỷ luật, bỏ vị trícông tác nhiều lần không có lý do chính đáng; có hành vi chống lại các chủtrương, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế, kết luận của Đảngvà chính sách, pháp luật của Nhà nước.
b) Lợi dụng quyền dân chủ để bè phái,lợi ích nhóm hoặc lợi ích cục bộ gây mất đoàn kết trong tổ chức, cơ quan, đơn vịnơi mình sinh hoạt.
c) Trả thù người góp ý, đấu tranh,phê bình, tố cáo hoặc người cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến vi phạm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân mình.
Điều 9. Vi phạmcác quy định về bầu cử
1- Đảng viên vi phạm một trong cáctrường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Được phân công nhiệm vụ tổ chức,thực hiện bầu cử nhưng thiếu trách nhiệm kiểm tra, thẩm định, xem xét hồ sơ xinứng cử.
b) Thực hiện không đúng, không đầy đủnguyên tắc, quy trình, thủ tục về bầu cử.
c) Không thực hiện các quyền và nghĩavụ của mình về bầu cử theo quy định của pháp luật hoặc có hành vi làm mất anninh trật tự nơi bầu cử.
2- Trường hợp đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lầnđầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷluật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu cóchức vụ):
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc ảnhhưởng của người có chức vụ, quyền hạn tác động, gây áp lực đến các cá nhân, tổchức có thẩm quyền để đề cử người thân của mình vào các chứcdanh lãnh đạo của tổ chức đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chínhtrị – xã hội.
b) Tự ứng cử, nhận đề cử và đề cử cácchức danh của tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội(theo quy định phải do tổ chức đảng giới thiệu) khi chưa được tổ chức đảng cóthẩm quyền cho phép.
c) Có trách nhiệm thẩm định, xét duyệtnhân sự, nhưng cố tình đưa người không đủ điều kiện, tiêu chuẩn để bầu vào các chức danh lãnh đạo của tổ chức đảng,nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội.
d) Không trung thực trong việc kiểmphiếu, công bố kết quả bầu cử; có hành vi gian dối trong thực hiện các quy địnhvề bầu cử.
đ) Có hành vi mua chuộc, xúi giục, cưỡngép hoặc vận động bầu cử trái quy định; cản trở, đe dọa ngườikhác thực hiện quyền ứng cử, đề cử hoặc bầu cử theo quy định của Đảng và phápluật Nhà nước.
e) Không trung thực trong việc kêkhai, nhận xét, xác nhận hoặc thẩm định hồ sơ, lý lịch, tài sản, thu nhập củangười ứng cử theo quy định về bầu cử.
3- Trường hợp vi phạm quy định tạiKhoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trongcác trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khaitrừ:
a) Tổ chức thực hiện việc giả mạo giấytờ, gian lận phiếu bầu hoặc làm sai lệch kết quả bầu cử.
b) Có hành vi,việc làm phá hoại cuộc bầu cử.
c) Tổ chức lực lượng, phe nhóm, dònghọ để vận động người tự ứng cử, nhận đề cử và đề cử vào các chức danh của tổ chứcnhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội trái quy định.
Điều 10. Vi phạmvề tuyên truyền, phát ngôn
1- Đảng viên vi phạm một trong cáctrường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiểntrách:
a) Tuyên truyền, sao chép, tán phát,cung cấp thông tin, tài liệu, hiện vật có nội dung xấu.
b) Tự ý phát ngôn, cung cấp thông tincho báo chí và các phương tiện truyền thông khác, vi phạm Luật Báo chí, Luật Xuấtbản và những quy định khác của Đảng và Nhà nước về phátngôn, cung cấp thông tin, tuyên truyền, xuất bản.
c) Phát ngôn hoặc cung cấp nhữngthông tin, tài liệu, văn bản của các đề án, dự án đang trong quá trình soạn thảomà theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước chưa được cấp có thẩm quyềncho phép phổ biến.
d) Không đăng tải ý kiến phản hồi, cảichính theo quy định của pháp luật.
2- Trường hợp đã bị xử lý kỷ luậttheo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợpsau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cáchchức (nếu có chức vụ):
a) Phát ngôn trái với quan điểm, đườnglối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận củaĐảng và pháp luật của Nhà nước; loan truyền những thông tin không đúng sự thậtlàm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
b) Cung cấp thông tin, tài liệu cho tổchức, cá nhân, cho báo chí những vấn đề thuộc bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật cá nhân và bí mật khác theo quyđịnh của pháp luật. Cung cấp thông tin chưa được phép, saisự thật, không trung thực cho báo chí.
c) Cung cấp thông tin cho báo chí về cácvụ án đang trong quá trình điều tra chưa được phép công bốhoặc chưa xét xử. Cung cấp, đăng tải các thông tin chi tiếtphục vụ cho kết luận vụ việc kiểm tra; những vụ việc đang trong giai đoạn kiểmtra, giám sát, thanh tra, kiểm toán chưa có kết luận hoặcchưa được phép công bố theo quy định.
d) Cung cấp thông tin gây nguy hại đếnlợi ích của Nhà nước, đến quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ đối ngoại và trậttự, an toàn xã hội.
đ) Tàng trữ, tuyên truyền, tán pháthoặc xúi giục người khác tuyên truyền, tán phát thông tin, tài liệu dưới mọihình thức để truyền bá những quan điểm trái với đường lối của Đảng, pháp luật củaNhà nước.
e) Trả lời phỏng vấn, cho đăng tảitin, bài trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội có nội dung saisự thật, mang tính kích động, gây hoang mang hoặc quy kết về tội danh, mức ántrước khi xét xử.
g) Lợi dụng việc phát ngôn, chất vấn,trả lời chất vấn, nhân danh việc phản ánh, góp ý vào dự thảo các văn kiện Đại hộiĐảng, dự thảo Hiến pháp, pháp luật, thư ngỏ, hồi ký để đưara các quan điểm, thông tin gây tổn hại uy tín của Đảng, Nhà nước hoặc đả kích,vu cáo, xúc phạm, nhận xét, đánh giá tùy tiện có dụng ý xấu đối với tổ chức, cánhân.
h) Sáng tác, sản xuất, tàng trữ, tánphát các tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật không lành mạnh, trái thuầnphong mỹ tục Việt Nam, mang tính kích động gây ảnh hưởng xấu trong xã hội; tánphát bài viết, bài nói, bài phỏng vấn, hồi ký, hình ảnh có nội dung không đúngsự thật.
3- Trường hợp vi phạm quy định tạiKhoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trongcác trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Không chấp hành kỷ luật phát ngônvà bảo vệ bí mật của Đảng, Nhà nước, đã để lộ thông tin, tán phát tài liệu, hiệnvật không đúng nguyên tắc, chế độ quy định; tung tin sai lệch về nội bộ Đảng,gây tác động xấu đến ổn định chính trị, kỷ luật, kỷ cương, sự đoàn kết, thốngnhất trong Đảng và nhân dân, để kẻ xấu và các lực lượngthù địch, phản động lợi dụng xuyên tạc, chống phá, hạ thấp uy tín của Đảng, chốngphá Nhà nước.
b) Lợi dụng dân chủ, nhân quyền đểtuyên truyền chống Đảng, Nhà nước; cố ý nói, viết, lưu giữ trái phép hoặc tánphát rộng rãi các thông tin, tài liệu, hiện vật có nội dung trái Cương lĩnhchính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng hoặc đưa lên mạng những nộidung chống lại chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
c) Kích động, lôi kéo người khác thamgia hội thảo, tọa đàm không được tổ chức có thẩm quyền chophép, có nội dung trái chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước.
d) Lợi dụng quyền bảo lưu ý kiến, quyềntự do ngôn luận, tự do hội họp để tuyên truyền chống Đảngvà Nhà nước, phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
đ) Đảng viên khi có những việc làmsai trái, đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở, giải thích nhưng không tiếp thu,tiếp tục có bài nói, viết, phát ngôn, tán phát hồi ký, đơn, thư công kích sựlãnh đạo của Đảng, bôi nhọ, vu khống làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng,Nhà nước và chế độ ta.
Điều 11. Vi phạmtrong công tác tổ chức, cán bộ
1- Đảng viên vi phạm một trong cáctrường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiểntrách:
a) Can thiệp, tác động đến tổ chức,cá nhân có thẩm quyền để bản thân hoặc người khác được bầu, chỉ định, quy hoạch,bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, đề cử, ứng cử, đi học, thi nâng ngạch, nânglương, đi nước ngoài trái quy định.
b) Chỉ đạo hoặc yêu cầu đề bạt, bổnhiệm người có vi phạm, chưa hết thời hiệu bị kỷ luật hoặc không đủ điều kiện,tiêu chuẩn theo quy định.
c) Thực hiện không đúng nguyên tắc,thủ tục, quy trình về công tác cán bộ; không chấp hành quy định về công tác cánbộ; làm sai lệch hoặc tự ý sửa chữa tài liệu, hồ sơ đảng viên, cán bộ, công chức,viên chức, người lao động; nhận xét, đánh giá cán bộ không có căn cứ, thiếutrung thực, không khách quan.
d) Cố ý không chấp hành quyết định bổnhiệm, điều động, luân chuyển, phân công công tác, nghỉ chế độ, chuyển sinh hoạtđảng theo quy định.
đ) Thực hiện việc thẩm định, thammưu, đề xuất, quyết định tiếp nhận, tuyển dụng, cho thi nâng ngạch, đi học, quyhoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, giới thiệu bầu,ứng cử, khen thưởng người thân (bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị, em ruột)không đúng quy hoạch, không đủ tiêu chuẩn, điều kiện.
e) Chỉ đạo hoặc thẩm định, tham mưu,đề xuất, thực hiện việc tuyển dụng, tiếp nhận, bố trí công tác, bổ nhiệm,phong, thăng quân hàm, luân chuyển, điều động, nâng ngạch, khen thưởng, kỷ luậtkhông đúng nguyên tắc, quy trình, quy định; quy hoạch, đào tạo, cử người đicông tác nước ngoài không đủ tiêu chuẩn.
g) Làm mất thẻ đảng viên không có lýdo chính đáng hoặc sử dụng thẻ đảng viên sai mục đích; thực hiện không đúng quyđịnh về chuyển sinh hoạt đảng của đảng viên hoặc nộp hồ sơ chuyển sinh hoạt đảngkhông đúng quy định; không thực hiện viết phiếu báo chuyển sinh hoạt đảng của đảngviên.
2- Trường hợp đã bị xử lý kỷ luậttheo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặcvi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợpsau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
a) Vì động cơ cá nhân mà điều động,cho thôi việc, cho thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, kỷ luật, giải quyết chế độ,chính sách không đúng quy định.
b) Chỉ đạo hoặc thực hiện việc tiếpnhận, tuyển dụng, bố trí, sắp xếp vào làm việc tại cơ quan, đơn vị, tổ chứcmình những người mà pháp luật không cho phép.
c) Lợi dụng các quy định về luân chuyển,định kỳ chuyển đổi vị trí công tác để trù dập đối với cánbộ, công chức, viên chức, người lao động.
d) Bao che cho cán bộ, công chức,viên chức đang bị điều tra, thanh tra, kiểm tra, bị xem xét kỷ luật.
đ) Thiếu trách nhiệm hoặc vì động cơcá nhân mà chỉ đạo hoặc thực hiện việc thẩm định, đề xuất, quyết định việc tuyểndụng, quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, giới thiệu bầu, ứngcử, khen thưởng không đúng tiêu chuẩn, điều kiện hoặc quyết định kỷ luật oansai đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động.
e) Khai man thương tật, khai khốngthành tích, quá trình công tác để được phong hàm, đề bạt, nâng lương, khen thưởng,công nhận danh hiệu hoặc được hưởng chế độ, chính sách trái quy định.
g) Cố ý tham mưu cho cấp trên quyết địnhhoặc cho ý kiến về công tác tổ chức, cán bộ không đúng nguyên tắc, quy trình,thủ tục, thẩm quyền, tiêu chuẩn.
h) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn ngườiđứng đầu để quyết định không đúng nguyên tắc, quy định, thẩm quyền về công táctổ chức, cán bộ.
i) Thiếu trung thực, gương mẫu, biết mìnhkhông đủ tiêu chuẩn, điều kiện nhưng vẫn tìm mọi cách để cácCơ quan chức năng tiếp nhận, tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm, giớithiệu bầu, ứng cử, khen thưởng đối với mình trái quy định.
k) Thiếu trách nhiệm hoặc do động cơcá nhân làm thất lạc, mất hồ sơ cán bộ, đảng viên, tài liệu hồ sơ của tổ chức đảngthuộc trách nhiệm quản lý; cung cấp hồ sơ cán bộ, hồ sơ đảng viên cho ngườikhông có trách nhiệm biết trái quy định.
3- Trường hợp vi phạm quy định tạiKhoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trongcác trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khaitrừ:
a) Môi giới, nhận hối lộ trong tiếpnhận, tuyển dụng, cử tuyển, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bố trí công tác hoặc nânglương, nâng ngạch, khen thưởng, phong học hàm, xét phong tặng danh hiệu vinh dựtrái quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
b) Có hành vichạy chức, bằng cấp, vị trí công tác, luân chuyển; mua chuộc để bản thân hoặcngười khác được quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, chuyển đổi vịtrí công tác.
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vịtrí công tác để can thiệp trái quy định vào việc tiếp nhận,tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm, bố trí, sắp xếp, điều động cán bộ.
d) Làm giả hồ sơ để được xét đi học,tiếp nhận, tuyển dụng vào các cơ quan, tổ chức.
đ) Dùng thẻ đảng viên để vay tiền hoặctài sản.
Điều 12. Vi phạmcác quy định về bảo vệ bí mật của Đảng, Nhà nước
1- Đảng viên vi phạm một trong cáctrường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Vô ý làm lộ những thông tin, tàiliệu bí mật của Đảng và Nhà nước hoặc những việc chưa được phép công khai.
b) Không chấp hành nguyên tắc bảo mật,niêm phong trong việc truyền tin, vận chuyển, giao nhận hiệnvật, tài liệu bí mật của Đảng và Nhà nước.
c) Vi phạm các quy định về bảo vệ bímật của Đảng, Nhà nước trong hoạt động xuất bản, báo chí và thông tin đại chúngkhác.
d) Mang hiện vật, tài liệu thuộc phạmvi bí mật của Đảng, Nhà nước ra nước ngoài trái quy định.
2- Trường hợp đã bị xử lý kỷ luậttheo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạmmột trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức(nếu có chức vụ):
a) Cung cấp, tiết lộ trái quy định nhữngthông tin, tài liệu, hiện vật thuộc phạm vi bí mật của Đảng, Nhà nước cho cơquan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
b) Phổ biến, tuyên truyền, viết bài,đăng tin những thông tin, tài liệu thuộc phạm vi bí mật của Đảng, Nhà nướckhông đúng đối tượng, phạm vi, thời điểm cần được phổ biếnhoặc công bố.
3- Trường hợp vi phạm quy định tạiKhoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Tự nghiên cứu, sản xuất, sử dụng mậtmã để tiến hành các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
b) Trao đổi, tán phát thông tin, tàiliệu, hiện vật có nội dung thuộc bí mật của Đảng, Nhà nước trên mạng viễnthông, Internet và các phương tiện thông tin đại chúng khác.
Chương III
VI PHẠM CHÍNHSÁCH, PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC
Điều 13. Vi phạmtrong công tác phòng, chống tội phạm
1- Đảng viên vi phạm một trong cáctrường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Thiếu trách nhiệm trong thực hiệncác quy định của Đảng, Nhà nước, của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tácphòng, chống tội phạm và trong xử lý tin báo tố giác tội phạm.
b) Người đứng đầu, cấp phó của ngườiđứng đầu thiếu trách nhiệm, không tổ chức quán triệt, tuyên truyền về công tácphòng, chống tội phạm theo chức trách, nhiệm vụ được giao; không có biện pháplãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoặc không đôn đốc, kiểm tra, giám sátviệc phòng, chống tội phạm ở địa phương, lĩnh vực, tổ chức, cơ quan, đơn vị đượcgiao trực tiếp phụ trách.
c) Vì thành tích mà báo cáo không đầyđủ, kịp thời về tình hình tội phạm ở địa phương, lĩnh vực, cơ quan, tổ chức,đơn vị được giao trực tiếp phụ trách.
d) Thiếu tráchnhiệm trong quản lý, giáo dục dẫn đến có vợ (chồng), con hoặc cấp dưới trực tiếpphạm tội.
2- Trường hợp đã bị xử lý kỷ luậttheo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quảnghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếucó chức vụ):
a) Không thực hiện chức trách, nhiệmvụ được giao về phòng, chống tội phạm hoặc thực hiện không đầy đủ, không đúng,không kịp thời các quy định về thanh tra, kiểm tra, điều tra, giám định, truy tố,xét xử, thi hành án và trong việc xét đặc xá, ân giảm đối với các loại tội phạm.
b) Để vợ (chồng), con lợi dụng chức vụ,vị trí công tác của mình tổ chức, thực hiện các hoạt động vi phạm pháp luậtnghiêm trọng, hoặc để cấp dưới trực tiếp phạm tội nghiêm trọng hoặc bản thânbao che các vụ việc vi phạm pháp luật xảy ra trong tổ chức, đơn vị, lĩnh vực, địabàn phụ trách.
c) Báo cáo không trung thực về tìnhhình tội phạm xảy ra trong địa bàn, lĩnh vực, cơ quan, tổ chức, đơn vị đượcphân công trực tiếp phụ trách nhằm che giấu, trốn tránh trách nhiệm.
d) Bỏ lọt tội phạm, cản trở, gây khókhăn, trở ngại trong điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, xét đặc xá, ân giảmhoặc để hư hỏng, mất, thất lạc hồ sơ, tài liệu, chứng cứ của vụ án.
đ) Trả thù, trù dập hoặc mua chuộcngười tố giác hành vi phạm tội của mình hoặc của bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh,chị, em ruột.
e) Chỉ đạo, ép buộc cấp dưới do mìnhtrực tiếp phụ trách thực hiện sai quy định dẫn đến làm sai lệch kết quả điềutra, truy tố, xét xử, thi hành án hoặc xét đặc xá, ân giảm không đúng quy định.
g) Chỉ đạo, quyết định hoặc đề xuấtthay đổi biện pháp ngăn chặn trái quy định của pháp luật đối với người phạm tội.
h) Bảo kê, bao che, tiếp tay cho cáchoạt động vi phạm pháp luật.
i) Cố ý tham mưu việc quyết định khởitố hoặc không khởi tố vụ án, khởi tố bị can hoặc tạm giữ, tạm giam người tráiquy định của pháp luật.
3- Trường hợp vi phạm quy định tạiKhoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trongcác trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khaitrừ (trừ trường hợp có vợ (chồng), con hoặc cấp dướitrực tiếp phạm tội nghiêm trọng, bị xử lý hình sự):
a) Làm sai lệch hồ sơ vụ án đểkhông khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, miễn, giảm tội, thay đổi tội danh, thay đổi biện pháp ngăn chặn cho ngườiphạm tội hoặc bao che, tiếp tay cho tội phạm.
b) Chỉ đạo, ép buộc cấp dưới do mìnhtrực tiếp phụ trách trả thù cán bộ điều tra vụ việc vi phạm pháp luật xảy ra ởtổ chức, cơ quan, đơn vị được giao trực tiếp phụ trách.
c) Bảo kê, bao che cho những hoạt độngphạm tội, gây án nghiêm trọng tại địa bàn mình trực tiếp theo dõi, phụ trách.
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làmtrái các quy định của ngành trong hoạt động nghiệp vụ hoặc trái quy định củapháp luật trong hoạt động tố tụng.
đ) Ép buộc, mua chuộc cá nhân hoặc tổchức để bao che, giảm tội cho người khác.
e) Giấu giếm, không báo cáo hoặc sửachữa, tiêu hủy chứng cứ, hồ sơ, tài liệu vụ án.
g) Cố ý không quyết định khởi tố, điềutra, truy tố, xét xử dẫn đến hết thời hiệu xử lý vụ việc vi phạm hoặc quyết địnhkhởi tố vụ án, khởi tố bị can trái quy định pháp luật.
Điều 14. Vi phạmhoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán
1- Đảng viên vi phạm một trong cáctrường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiểntrách:
a) Làm trái quy định trong công táckiểm tra, thanh tra, kiểm toán.
b) Trì hoãn, lẩn tránh, không cung cấphoặc cung cấp không kịp thời, đầy đủ, trung thực các văn bản, tài liệu, số liệutheo yêu cầu của tổ chức thanh tra, kiểm tra, kiểm toán hoặcđối phó với đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán dưới mọihình thức.
c) Không thực hiện, thực hiện không đầyđủ, kịp thời nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với yêu cầu, kiến nghị của đoànthanh tra, kiểm tra, kiểm toán hoặc kết luận, quyết định của cấp có thẩm quyền.
d) Kiểm tra, thanh tra, kiểm toán vượtquá thẩm quyền, phạm vi, đối tượng, nội dung ghi trong quyết định mà không đượccấp có thẩm quyền cho phép.
2- Trường hợp đã bị xử lý kỷ luậttheo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặcvi phạm lần đầu gây hậuquả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếucó chức vụ):
a) Lợi dụng vị trí công tác can thiệp,áp đặt việc xây dựng kế hoạch, việc tiến hành kiểm tra, thanh tra, kiểm toán,việc thực hiện kiến nghị, quyết định xử lý sau kiểm tra, thanh tra, kiểm toán.
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trongkiểm tra, thanh tra, kiểm toán để làm trái pháp luật; sách nhiễu, gây khó khăn,phiền hà cho đối tượng kiểm tra, thanh tra, kiểm toán.
c) Chiếm giữ, tiêu hủy tài liệu, vậtchứng, làm sai lệch hồ sơ liên quan đến nội dung kiểm tra, thanh tra, kiểmtoán.
d) Tiết lộ, cung cấp thông tin, tàiliệu trái quy định về kế hoạch, nội dung kiểm tra, thanh tra, kiểm toán khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc về nội dung kếtluận kiểm tra, thanh tra, kiểm toán khi chưa được người cóthẩm quyền ký duyệt hay chưa được phép công bố.
đ) Phát hiện hành vi vi phạm trong hoạtđộng kiểm tra, thanh tra, kiểm toán đến mức phải xử lý mà không chỉ đạo, quyết địnhhoặc không kiến nghị xử lý.
e) Giấu giếm, sửa chữa chứng từ, sổsách hoặc thay đổi, tiêu hủy chứng cứ nhằm đối phó với các cơ quan kiểm tra,thanh tra, kiểm toán.
3- Trường hợp vi phạm quy định tạiKhoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trongcác trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khaitrừ:
a) Cố ý kết luận hoặc tham mưu kết luậnsai sự thật, quyết định xử lý trái quy định để bao che cho người khác trong hoạtđộng kiểm tra, thanh tra, kiểm toán.
b) Chống đối, cản trở, mua chuộc, trảthù, trù dập, khống chế, vu khống người làm nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra, kiểmtoán, người cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ cho hoạt động kiểm tra,thanh tra, kiểm toán.
c) Cố ý không ra quyết định kiểm tra,thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định của Đảng và pháp luật; kếtluận sai sự thật; quyết định, xử lý trái pháp luật; báo cáo sai sự thật, baoche cho cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật.
Điều 15. Vi phạmvề khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo
1- Đảng viên vi phạm một trong cáctrường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Viết đơn tốcáo giấu tên, mạo tên. Cùng người khác tham gia viết, ký tên trong cùng một đơntố cáo.
b) Tham gia hoặc bị người khác xúi giục,kích động, cưỡng ép, mua chuộc tham gia khiếu nại, tố cáo đông người gây mất trậttự, an toàn xã hội.
c) Có trách nhiệm thụ lý, giải quyếttố cáo nhưng tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và những thôngtin, tài liệu khác làm lộ danh tính người tố cáo, nội dung tố cáo; tiết lộ cácthông tin, tài liệu, chứng cứ của vụ việc cho tổ chức hoặccá nhân không có trách nhiệm biết.
d) Thiếu tráchnhiệm, gây phiền hà, sách nhiễu trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặcgây khó khăn, cản trở đảng viên, công dân trong việc thực hiện quyền khiếu nại,tố cáo.
đ) Không thực hiện hoặc thực hiệnkhông đúng, đầy đủ trách nhiệm bảo vệ người tố cáo.
e) Không thực hiện các yêu cầu, kiếnnghị, kết luận, quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về khiếu nại, tốcáo.
2- Trường hợp đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạmmột trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức(nếu có chức vụ):
a) Cố ý trì hoãnhoặc trốn tránh trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
b) Làm sai lệch hồ sơ vụ việc trongquá trình thẩm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị giải quyết khiếu nại, tố cáo;báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh không đúng sự thật.
c) Cố ý không chấp hành quyết định cuốicùng về tố cáo và kết luận, quyết định giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chứccó thẩm quyền.
d) Vu cáo, vu khống hoặc cản trở ngườiđang làm nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc can thiệp trái quy định củaĐảng, pháp luật của Nhà nước vào hoạt động kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điềutra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tung tin sai sự thật về việc tố cáo và giảiquyết tố cáo.
đ) Đe dọa, trảthù, trù dập, xúc phạm người phát hiện, báo cáo, tố giác, tố cáo, cung cấpthông tin, tài liệu, chứng cứ về hành vi tham nhũng, tiêu cực hoặc người cótrách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo.
e) Tổ chức, tham gia, kích động, xúigiục, mua chuộc, cưỡng ép người khác khiếu nại, tố cáo.
g) Tố cáo mangtính bịa đặt, vu khống, đả kích, bôi nhọ thanh danh, gây tổn hại đến uy tín,danh dự, nhân phẩm của người khác.
3- Trường hợp vi phạm quy định tạiKhoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọnghoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Tổ chức, cưỡng ép, kích động, xúigiục, giúp sức, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác khiếu nại, tố cáo sai sựthật hoặc gây áp lực, đòi yêu sách hoặc tập trung đông người khiếu nại, tố cáogây rối an ninh, trật tự công cộng.
b) Lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo đểgây rối trật tự, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân để chống Đảng, Nhà nước; xuyên tạc, đe dọa, xúc phạmnghiêm trọng đến uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệmgiải quyết hoặc xâm phạm tính mạng của người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại,tố cáo.
Điều 16. Vi phạmcác quy định về phòng, chống tham nhũng, lãng phí
1- Đảng viên vi phạm một trong cáctrường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sửdụng tiền, tài sản của tổ chức, cá nhân do mình trực tiếp quản lý trái quy định.
b) Không chỉ đạo, tổ chức kiểm tra,đôn đốc việc kê khai tài sản, thu nhập thuộc trách nhiệm được giao hoặc khôngkê khai, kê khai tài sản không đúng quy định.
c) Buông lỏng lãnh đạo, quản lý đểxảy ra tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, đơn vị, tổ chức domình trực tiếp phụ trách nhưng không chủ động phát hiện, xử lý.
d) Tổ chức du lịch, tặng quà để lợi dụngngười có trách nhiệm dẫn đến việc ban hành quyết định sai, có lợi cho bản thânhoặc cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp mà mình tham gia.
đ) Tổ chức việc giao lưu, liên hoan,gặp mặt để tặng, nhận quà với động cơ vụ lợi.
2- Trường hợp đã bị xử lý kỷ luậttheo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sauthì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
a) Tạo điều kiện để bố, mẹ, vợ (chồng),con, anh, chị, em ruột thực hiện các dự án, kinh doanh các ngành nghề thuộclĩnh vực mình hoặc đơn vị mình trực tiếp phụ trách trái quy định nhằm trục lợi.
b) Dùng công quỹ của Nhà nước, tập thểhoặc tiền, tài sản của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đóng góp, tài trợ đểgiao dịch, biếu xén, hối lộ hoặc sử dụng trái quy định.
c) Biết mà không báo cáo, phản ánh, xửlý các hành vi tham nhũng; không thực hiện các quy định về bảo vệ người chốngtham nhũng, lãng phí.
d) Có hành vi khai báo không trung thực,hợp thức hóa hồ sơđể được xét giao đất không đúng đối tượng, tiêu chuẩn; thông đồng,khai khống, nâng giá đền bù không đúng với thực tế để chiếm đoạt tiền của Nhànước, tổ chức, cá nhân trong đền bù giải phóng mặt bằng.
đ) Quyết định, phê duyệt hoặc tổ chứcthực hiện dự án đầu tư gây lãng phí, thất thoáttài chính, tài sản, ngân sách nhà nước; đầu tư công tràn lan không hiệu quả;chi tiêu công quỹ trái quy định.
e) Kê khai tài sản và giải trình vềbiến động tài sản, nguồn gốc tài sản không trung thực.
3- Trường hợp vi phạm quy định tạiKhoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trongcác trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khaitrừ:
a) Mở tài khoản ở nước ngoài trái quyđịnh; tham gia các hoạt động rửa tiền.
b) Chủ trì, tham mưu, đề xuất, thamgia ban hành các chế độ, chính sách, quy trình, thủ tục trái quy định tạo lợiích nhóm hoặc lợi ích cục bộ nhằm trục lợi.
c) Tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh việckê khai tài sản, thu nhập; đối phó, cản trở việc kiểm tra, giám sát, xác minhtài sản, thu nhập.
d) Cố ý không chỉ đạo và tổ chức thựchiện thu hồi hoặc cản trở hoạt động thu hồi tài sản tham nhũng.
đ) Sử dụng dự thảo kết luận kiểm tra,thanh tra, kiểm toán để đe dọa đối tượng kiểm tra, thanhtra, kiểm toán nhằm trục lợi.
e) Cố ý chỉ đạo xử lý hành chính,kinh tế đối với hành vi tham nhũng có dấu hiệu tội phạm hoặc cho miễn truy cứutrách nhiệm hình sự trái pháp luật đối với người phạm tội tham nhũng.
g) Lạm dụng, lợi dụng chức vụ, quyềnhạn để bao che hoặc cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượngkhác để làm trái quy định, trục lợi; dung túng, bao che,tiếp tay cho tham nhũng.
h) Đưa, nhận, môi giới hối lộ; môi giớilàm thủ tục hành chính hoặc lợi dụng vị trí công tác để môi giới hưởng thù laodưới mọi hình thức trái quy định. Đưa, nhận hoa hồng hoặc môi giới đưa, nhậnhoa hồng trái quy định. Nhũng nhiễu, vòi vĩnh khi thực hiện công vụ.
i) Tham ô tài sản, lợi dụng chínhsách an sinh xã hội và quỹ cứu trợ, cứu nạn để tham nhũng;lợi dụng việc lập các loại quỹ để trục lợi.
k) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn đểtham mưu, thẩm định, phê duyệt, đấu thầu, chỉ định thầu hoặcquyết định đầu tư, cấp phép, quyết định tỷ lệ phần vốn của Nhà nước trong cácdoanh nghiệp nhằm trục lợi dưới mọi hình thức.
l) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnhhưởng với người khác hoặc giả mạo trong công tác để trục lợihoặc khi thi hành nhiệm vụ, công vụ, sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước, củatập thể nhằm trục lợi.
m) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chứctrách, nhiệm vụ được giao để bao che, tiếp tay cho người có hành vi vi phạmpháp luật; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, xét đặc xá, ân giảm vìvụ lợi.
Điều 17. Vi phạmcác quy định trong đầu tư, xây dựng
1- Đảng viên vi phạm một trong cáctrường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Thực hiện không đúng, không đầy đủcác quy định trong quản lý đầu tư, xây dựng.
b) Xây dựng công trình, nhà ở nằm trongkhu vực cấm xây dựng; xây dựng công trình, nhà ở sai quy hoạch, vi phạm chỉ giới,cốt xây dựng; xây dựng không có hoặc không đúng với giấy phép xây dựng được cấp;xây dựng công trình, nhà ở không tuân theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng,không đúng với mục đích sử dụng đất.
c) Vi phạm các quy định về an toàntính mạng về người, tài sản và vệ sinh môi trường trong đầu tư, xây dựng.
2- Trường hợp đã bị xử lý kỷ luậttheo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặcvi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạmmột trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hìnhthức c?