Phân Tích Mô Hình 5 Áp Lực Cạnh Tranh Của Vinamilk, (Doc) 5 Áp Lực

Với sự phát triển của ngành sữa Việt Nam, sự cạnh tranh giữa các công ty sản xuất trong và ngoài nước ngày càng lớn. Cùng phân tích case study mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vinamilk để hiểu về sức mạnh của “ông lớn” này trên thị trường sữa hiện nay.

Đang xem: 5 áp lực cạnh tranh của vinamilk

Vinamilk đứng thứ 2 trên thị trường chứng khoán Việt Nam sau 10 năm cổ phần hóa. Hiện Vinamilk chiếm khoảng 53% thị phần ngành hàng sữa nước, 84% thị phần sữa chua và 80% thị phần sữa đặc. Vinamilk cũng có hệ thống phân phối bán hàng rộng khắp Việt Nam, sản phẩm Vinamilk hiện có mặt tại hơn 212.000 điểm bán lẻ, 100 cửa hàng giới thiệu sản phẩm của chính công ty, và 650 siêu thị trên toàn quốc.

*

Rào cản gia nhập ngành

Nhìn chung, rào cản gia nhập của ngành sữa khá cao với chi phí gia nhập ngành, đặc trưng hóa sản phẩm và thiết lập hệ thống kênh phân phối phù hợp:

– Chi phí gia nhập ngành, nhìn chung không cao nhưng phải đủ lớn để cho nhu cầu quảng cáo, nghiên cứu/ phát triển. Tuy nhiên, đối với sản phẩm sữa nước và sữa chua lại khá cao.

 – Đặc trưng hóa sản phẩm: Thị trường sữa Việt Nam tới nay đã có mặt hầu hết các hãng sữa lớn trên thế giới, trong đó các hãng sữa lớn đã sở hữu thị phần nhất định và ít biến đổi trong thời gian qua. Do đó, các đối thủ mới muốn gia nhập phải có sự đầu tư mạnh mẽ để lôi kéo và làm thay đổi sự trung thành của thị trường với các hãng sữa hiện có.

Xem thêm: Chuyên Đề Toán 6 Violet Mới Nhất Năm 2021, Bồi Dưỡng Toán 6( Các Chuyên Đề)

-Kênh phân phối: các kênh phân phối sản phẩm hiện tại của ngành sữa đã được các doanh nghiệp hiện có sử dụng triệt để. Do đó, đối thủ mới gia nhập phải thuyết phục được các kênh phân phối này bằng cách chấp nhận chia sẻ hoa hồng cao. Do đó, có thể kết luận rằng áp lực từ những đối thủ mới là không đáng kể, mà cạnh tranh chủ yếu sẽ diễn ra trong nội bộ ngành hiện tại.

Sức mạnh thương lượng của các nhà cung cấp

Vinamilk nói riêng và các doanh nghiệp sữa nói chung đều sở hữu năng lực thương lượng với các nhà cung cấp khá cao. Xét về quy mô ngành chăn nuôi bò sữa, 95% số bò sữa được nuôi tại các hộ gia đình, chỉ 5% được nuôi tại các trại chuyên biệt với quy mô từ 100-200 con trở lên (VEN, 2009). Điều này cho thấy người dân nuôi bò tự phát, chưa chú trọng quy trình nên số lượng và chất lượng chưa ổn định, giảm khả năng thương lượng với các công ty sản xuất. Việc thiếu kinh nghiệm quản lý, quy mô trang trại nhỏ, tỷ lệ rối loạn sinh sản và mắc bệnh của bò sữa còn ở mức cao… khiến người nông dân nuôi bò sữa rất bất lợi. Do đó, các công ty sữa trong nước nắm thế chủ động trong việc thương lượng giá thu mua sữa đầu vào.

Xem thêm: Bài Thu Hoạch Nội Dung Phấn Đấu Rèn Luyện Của Người Đảng Viên Mới Hay Nhất

*

Không chỉ lớn mạnh ở thị trường trong nước, Vinamilk còn không ngừng phát triển thị trường xuất khẩu. Hiện Vinamilk đã xuất sản phẩm đi hơn 31 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu hàng năm khoảng hơn 200 triệu USD Mỹ. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Đông và Châu Á. Vinamilk đang tiếp tục tìm kiếm và mở rộng thị trường sang Châu Âu, Châu Phi, Nam Mỹ,…Doanh thu xuất khẩu chiếm tỷ lệ từ 8% – 24% tổng doanh thu hợp nhất của Vinamilk. Tốc độ tăng trưởng bình quân của xuất khẩu là 17%/năm trong 10 năm qua. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là sữa bột và sữa đặc.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *