3 Kiểm Tra 5 Đối Chiếu – Những Nguyên Tắc Dùng Thuốc

Cho bệnh nhân dùng thuốc là một phần trong công tác điều trị. Vì vậy khi thực hiện cho thuốc bệnh nhân phải nhận thức rõ trách nhiệm và phải chú ý các điểm quan trọng để tránh sự nhầm lẫn và những hậu quả tai hại. Thuốc vào cơ thể bệnh nhân qua nhiều đường: uống, TIÊM, NGOÀI DA, NIÊM MẠC…

Đang xem: 3 kiểm tra 5 đối chiếu

– Thuốc chỉ được dùng theo một đường nhất định: có những thuốc chỉ tiêm bắp, mông sâu như thuốc dầu, thuốc sữa…
– Có một số bệnh của bệnh nhân cần thận trọng khi dùng thuốc như loét dạ dày tá tràng không uống vitamin mà tiêm, hoặc không uống APCMÀ THAY BẰNG SÊ da… uống prednison khi đã ăn no.
– Những thuốc dùng dở phải đậy nút kín, bảo quản tốt, tránh hư hao nhiễm khuẩn như xi rô kháng sinh (để tủ lạnh) huyết thanh đã dùng dở chỉ để được trong 24 giờ.
3.3 Phải tập trung tư tưởng cho việc dùng thuốc, sao chép y lệnh phải thật chính xác tránh nhầm lẫn.
Cho bệnh nhân uống thuốc thường áp dụng cho tất cả các bệnh nhân có thể uống được và uống các loại thuốc không bị dịch tiêu hóa phá hủy.
– Không áp dụng cho bệnh nhân mê man, nôn mửa liên tục, bệnh nhân bị bệnh ở thực quản và bệnh nhân bị tâm thần không chịu uống.
– Tay phải cầm lọ đựng thuốc viên, tay trái mở nắp lọ thuốc hoặc cốc đựng thuốc đổ thuốc vào cốc đếm đủ số lượng cần lấy (không được dùng tay để bốc thuốc)(H. 70).
Tay phải cầm chai thuốc lắc nhẹ cho thuốc trộn đều, tay trái mở nắp chai và ngửa nắp chai thuốc lên trên mặt bàn, cầm cốc đựng thuốc đưa ngang với tầm mắt, đầu ngón cái ngang mức thuốc cần lấy. Ðể nhãn của chai thuốc lên trên và rót thuốc không để miệng chai thuốc chạm vào miệng cốc (H.71).
Lấy đủ số lượng thuốc, lau sạch miệng chai thuốc bằng miếng gạc sạch và đậy nắp chai lại, để chai thuốc về chỗ cũ.
Cho một ít nước đun sôi để nguội vào cốc để làm loãng thuốc. Tay phải cầm thẳng ống hút đưa đầu ống hút vào lọ thuốc và hút thuốc, nhỏ từng giọt cẩn thận vào cốc đếm giọt theo chỉ định.
– Ðiều dưỡng viên rửa sạch tay, xem lại chỉ định điều trị và phiếu cho thuốc cùng với điều dưỡng để tránh nhầm lẫn (áp dụng 3 kiểm tra, 5 đối chiếu trong suốt thời gian bệnh nhân dùng thuốc).
Trước khi lấy thuốc phải kiểm tra nhãn thuốc lại lần nữa. Rồi đặt thuốc đã lấy vào khay kèm theo phiếu điều trị, mang khay thuốc và nước đến giường bệnh nhân. Hỏi đúng họ tên bệnh nhân, số giường, số buồng hoặc số đeo tay khi vào viện.

Xem thêm: Cách Viết Giấy Giới Thiệu Đi Ngân Hàng, Bn, Bc, Mẫu Giấy Giới Thiệu Nhân Viên Giao Dịch Ngân Hàng

– Ðưa nước và thuốc cho bệnh nhân uống, khi uống xong lau miệng cho bệnh nhân và để bệnh nhân nằm lại theo tư thế thuận lợi.
– Trường hợp nếu là trẻ em phải động viên, thuyết phục làm cho trẻ tự giác uống thuốc là tốt nhất. Nếu trẻ thích người nhà cho uống như bố mẹ thì phải hướng dẫn, giúp đỡ họ thực hiện.
Nếu trẻ quá nhỏ không tự uống được thì điều dưỡng viên phải hoà tan thuốc thành dạng nước (có thể thêm một ít đường để trẻ dễ uống). Rồi điều dưỡng bế trẻ nằm ngửa, đầu trẻ hơi cao và áp sát vào người. Sau đó dùng thìa cà phê lấy thuốc đặt sát miệng trẻ ở giữa hoặc phía cạnh má đổ từ từ thuốc vào cho trẻ uống, và tráng lại bằng ít nước sôi để nguội, lau miệng cho khô.
+ Mùi vị của một số thuốc có thể làm cho bệnh nhân nôn, nên cho bệnh nhân ngậm nước đá trước khi uống vài phút.
– Thu dọn tất cả dụng cụ rửa sạch và lau khô, chuẩn bị những dụng cụ cần thiết để đem tiệt khuẩn như cốc thuốc, cốc nước và thìa, v.v..
– Ghi vào hồ sơ: ngày giờ cho bệnh nhân uống thuốc, tên thuốc, số lượng và cách cho uống, phản ứng của thuốc (nếu có) với những trường hợp không thực hiện được như: bệnh nhân vắng mặt, nôn, từ chối không uống.
Tiêm thuốc cho bệnh nhân là đưa những thuốc dưới dạng dung dịch hoà tan trong nước hay trong dầu, hoặc dưới dạng hỗn hợp vào trong da, dưới da, bắp thịt, tĩnh mạch (loại trừ dầu).
Bơm tiêm có nhiều loại, nhiều cỡ, lớn bé khác nhau tuỳ theo lượng thuốc để tiêm. Thông thường có các loại bơm tiêm 2ml, 5ml, 10ml… Người ta còn dùng loại bơm tiêm đặc biệt bé và dài, có ghi vạch nhỏ từng 1/10ml hoặc 2/10ml để tiêm phòng bệnh hoặc để thử phản ứng…
Mỗi bơm tiêm có hai bộ phận chính là: – Vỏ bơm tiêm (bộ phận chứa thuốc) – Ruột bơm tiêm (để hút và bơm thuốc).
Ngoài vỏ bơm tiêm có ghi vạch mililít, ở phía đầu có núm nhỏ để lắp vừa khít kim gọi là ambu. Bơm tiêm thường được làm bằng thuỷ tinh chịu nhiệt để nhìn thấy thuốc cho rõ ràng.
Kim tiêm thường làm bằng thép không gỉ có nhiều cỡ tùy theo thuốc và vị trí tiêm. Kim rỗng ở giữa, đầu vát và nhọn. Ðốc kim thường ghi số từ 12-24, chiều dài của kim thường từ 1,5-6cm.

Xem thêm: Kỹ Năng Sống Poki Lớp 3 – Kỹ Năng Sống Cùng Poki Lớp 3

Một tay cầm ống thuốc, tay phải cầm dao cưa đặt ở phía gần sát đầu của ống thuốc (nếu là ống đầu nhọn) hoặc đặt ở phần thắt nghẽn (nếu là ống đầu rụt) rồi đưa đi đưa lại 2-3 lần. Sau đó lấy miếng băng tẩm cồn sát khuẩn chỗ cưa và lấy miếng gạc khô bẻ đầu ống thuốc.
Vào lúcMarch 15, 2011

*
*

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *